Ngày BỐ TÁT
30. Ngày ấy thầy giảng viên xin phát lồ trước các tu sinh rồi xin sám hối rồi lần lượt đến các tu sinh, người nào cũng xin phát lồ sám hối.
Đó được xem là ngày kiểm thảo để xin sửa sai những lỗi lầm. Ngày bố tát thỉnh nguyện là ngày tự nguyện, tự giác sửa mình trong giới luật Phật, phải quỳ trước giữa đại chúng phát lồ tự khai những lỗi lầm của mình và xin chừa bỏ không vi phạm nữa.
Sau khi phát lồ xong liền cầu xin mọi người khác trong đại chúng chỉ cho những điều mình vi phạm giới luật để mình biết và giữ gìn không vi phạm giới luật nữa. Trong giờ phút người bạn đồng tu phát lồ sám hối thì mình chỉ thẳng những lỗi lầm phạm giới luật của người bạn, đó là mình không nói xấu, nói lỗi người, mà giúp nguời từ xấu trở thành tốt; đó là ân nghĩa; đó là một việc làm tốt, một việc là rất cần thiết của mọi người đang tu học.
Bởi vì mình tốt mình cũng muốn bạn mình tốt theo. Người ta không xin mình chỉ lỗi mà mình chỉ lỗi người là mình sai, Ở đây nơi phát lồ sám hối mà có người chỉ lỗi là mình phải biết ơn người chỉ lỗi cho mình.
Ngoài hai ngày bố tát nếu tu sinh có vi phạm những lỗi lầm thì không sám hối trước chúng mà chỉ xin sám hối riêng với thầy giảng viên. Dù phạm lỗi nhỏ hay lỗi lớn, tốt nhất các con nên đến trước tượng Phật nói rõ những lỗi lầm rồi xin hứa sẽ không tái phạm lại nữa.
Gợi ý
-
Ngày “CÚNG HỘI”
(bộ phái khất sĩ Việt Nam) là ngày Phật tử câu hội về tịnh xá đông đảo, làm một bữa cơm chay thịnh soạn cúng dường trai tăng các sư, và ngày ấy cũng là ngày các sư thuyết giảng kinh cho Phật tử nghe. Mục đích của ngày CÚNG...
-
Ngày phát lồ sám hối
muốn phát biểu ý kiến thì nên dựa vào Thanh Quy Tu Viện Chơn Như, ba đức ba hạnh và chín điều cần tu tập hằng ngày" mà góp ý, thì sẽ xây dựng Tăng đoàn tốt đẹp.
-
Ngày Thọ Bát Quan Trai
là tập sống đúng như Phật và chúng Thánh Tăng, trong ngày ấy giữ gìn tám giới thanh tịnh và ôm pháp tu tập, không lìa pháp nghĩa là ngày ấy lấy pháp ngăn ác diệt ác pháp, sống thiện tăng trưởng thiện pháp, ngày ấy phải sống trầm lặng...
-
Ban ngày
là buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Trong thời Đức Phật, nói ban ngày tu tập tức là nói buổi chiều vì đọc lại toàn bộ kinh sách Nguyên Thủy, thấy buổi sáng Đức Phật và chúng tỳ kheo khi chưa đến giờ đi khất thực thì hay đến...